Trong hai cuộc thế chiến (1914 – 1945) Văn_học_Thụy_Điển

Văn học sau năm 1914 hướng về các đề tài xã hội nhiều hơn trước. Văn học công nhân và việc miêu tả tầng lớp trung lưu mang tính chất phê phán dựa trên kinh nghiệm tự trải và mang nhiều tính tự truyện trong hai thập niên 19201930. Sigfrid Siwertz, Elin WägnerHjalmar Bergman miêu tả nước Thụy Điển đương thời đang chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp. Sigfrid Siwertz miêu tả trong quyển tiểu thuyết Selambs (Gia đình Selam) các hình thức khác nhau của tính ích kỷ phi xã hội, Elin Wägner trong Norrtullsligan viết về người phụ nữ hiện đại có việc làm và trong Pennskafet (Cái quản bút) là cuộc đấu tranh vì quyền bầu cử của phụ nữ, Hjalmar Berman, thí dụ như trong Makurells in Wadköping, là xã hội trung lưu chật hẹp của một thành phố Thụy Điển nhỏ. Các nhà văn xuất thân từ tầng lớp tiểu nông và công nhân, thường là những người tự học, miêu tả trong các quyển tiểu thuyết mang nhiều tính tự truyện cảnh nghèo khổ của những tầng lớp mà họ xuất thân. Trong số tác giả này có Vilhelm Moberg, miêu tả cuộc đấu tranh của người tiểu nông chống lại thời kỳ mới, nhưng trước nhất trở thành nổi tiếng là nhờ vào bộ tiểu thuyết về những người di dân (Utvandrarna, Invandrarna, Nybyggarna và Sista brevet till Sverige), Ivar Lo-JohanssonJan Fridegård miêu tả cuộc sống đen tối của những người mướn đất và Moa Martinson viết về những ngày thường cực nhọc của người nữ công nhân trong nhà máy.

Đại diện cho dòng thơ tình hiện đại với ảnh hưởng của Trường phái Biểu hiện, Trường phái Tương laiTrường phái Siêu thựcPär Lagerkvist với Ångest (Sợ hãi) đánh dấu sự khởi đầu của thơ tình hiện đại Thụy Điển, Birger Sjöberg, người đã nổi tiếng trước đó với Fridas Visor (Những bài ca của Frida) mang tính phổ thông và điền viên, Artur LundkvistHarry Martinson, cũng là 2 tác giả của tập thơ Fem unga (Năm bạn trẻ) xuất bản năm 1929. Nhiều nhà thơ tình khác tiếp theo họ như Karin Boye với dòng thơ mang dấu ấn của Chủ nghĩa Xã hội và phân tích tâm lý hay Gunnar Ekelöf, người triệt để nhất của thời hiện đại.

Diễn biến chính trị ở Đức cũng để lại dấu vết trong văn học Thụy Điển. Dưới ấn tượng của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia Pär Lagerkvist đã các quyển tiểu thuyết Bödeln (Đao phủ - 1933) và Dvärgen (Chú lùn - 1944) lột trần những xấu xa của con người. Eyvind Johson trong bộ tiểu thuyết Krillon đã đứng vào vị trí chống lại Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia.